Quy Trình

Quy trình sản xuất vải

Để tạo ra một tấm vải đẹp, trước tiên chúng tôi phải tuyển chọn sợi. Với áo thun, thành phần sợi thường được sử dụng là cotton, viscose và polyester. Một số loại vải được dệt cùng với sợi spandex (sợi thun) làm tăng độ co giãn.
 
Quy trình dệt vải thun.

Sau khi đã chọn được loại sợi phù hợp, chúng tôi chuyển chúng xuống nhà máy dệt. Tại đây, quá trình dệt được bắt đầu với các máy dệt tự động dưới sự điều khiển của các kỹ sư và công nhân lành nghề. Sợi được đan với nhau theo một quy trình đã được định sẵn để đảm bảo theo đúng kiểu vải mong muốn. Máy dệt được lập trình để kiểm soát toàn bộ quá trình dệt, điều này đảm bảo sự đồng nhất cho toàn bộ mẻ dệt.

Sau khi dệt, chúng ta có những cây vải mộc. Đây là nguyên liệu đầu vào của quá trình nhuộm. Đầu tiên, vải mộc được đưa qua khâu tiền sử lý để loại bỏ tạp chất, cặn dầu và các phụ gia. Sau đó vải mộc được đưa vào máy nhuộm với các hóa chất tạo màu.

Quy trình nhuộm vải thun.

Để tạo ra đúng màu mà khách hàng yêu cầu, trước tiên đội ngũ kỹ sư hóa của chúng tôi sẽ phải test màu trên vải cho tới khi giống hệt mầu của khách hàng. Mỗi kết quả đạt được sẽ có một công thức màu nhất định. Sau khi có công thức mầu, đội ngũ kỹ sư sẽ chuyển công thức đó cho bộ phận nhuộm.

Tại bộ phận nhuộm, thuốc nhuộm được đưa vào cùng với vải mộc theo đúng công thức đã được bộ phận kỹ sư chuyển giao. Thời gian nhuộm thường kéo dài từ 4 cho tới 18 tiếng (tùy vào từng loại vải). Bây giờ chúng ta đã có mầu vải như mong muốn.

Tiếp tới vải được giặt để loại bỏ toàn bộ tạp chất và hóa chất còn dư của quá trình nhuộm. Sau đó vải được làm khô bằng máy sấy chuyên dụng và chuyển tới khâu cuối cùng đó là định hình. Tại đây vải được đi qua các máy chuyên dụng định hình làm cho bề mặt vải đẹp, mềm mại và ổn định.

Bây giờ vải đã sẵn sàng cho quá trình sản xuất áo thun tại xưởng may.